Bể cá tiêu biểu tháng 9/2017
Xin chào, thật sự bất ngờ khi bể cá của tôi được chọn là bể cá tiêu biểu tháng 9. Trên diễn đàn có rất nhiểu bế cá xuất sắc, mỗi tháng tôi đều mong được học hỏi từ những kinh nghiệm họ chia sẻ để hoàn thiện bể cá của riêng mình. Thật sự cảm ơn Christopher Marks và Nano-Reef đã ủng hộ cho sự nỗ lực của tôi và giúp tôi biến giấc mơ trở thành sự thật.
Thông số bể
- Bể chính: Bể nano 30 lít (300mm x 300mm x 300mm) nhìn được bốn mặt
- Chân bể: Tận dụng từ chân gỗ thông cũ
- Ánh sáng: Đèn Coral Compulsion PAR38 14K và giá treo tự chế
- Máy làm mát nước: JBJ Mini-Artica Chiller công suất 1/15 mã lực (năm đầu tiên tôi dùng Chill Solutions CSXC-1 Hydroponic)
- Tạo sóng: Máy tạo sóng bể cá EcoTech Marine Vortech MP10 và bơm tuần hoàn Maxijet 1200
- Máy tách bọt: PicO SkiM 2.0 và sục khí Whisper 20
- Vật liệu lọc: Than hoạt tính BRS, Purigen và PhosGuard chạy trong túi lọc và một túi Seachem Matrix
- Hệ thống bù nước: Không có vì bể không có bay hơi
- Đá: hỗ hợp đá sống lấy ở bờ biển Oregon và Lake Superior
- Nền: Cát biển Lake Superior
- Nhiệt độ: 13 – 15 độ C
Các loài cá
Động vật không xương sống


- Encrusting Hydrocoral – Stylantheca family
- Strawberry Anemone – Actinia fragacea
- Jewel Anenomes – Corynactis viridis
- Moonglow Anenomes – Anthopleura artesimia
- Beadlet Anenomes – Actinia equina
- Aggregating Anenomes – Anthiokeura elegantissima
- Green Surf Anenomes – Anthopleura xanthogrammica
- Northern Star Coral – Astrangia poculata
- Black Turban Snails – Tegula funebralis
- Feather Duster – Serpula sp.
- Various unidentified worms and small hitchikers
Bảo trì định kỳ
- Cách nửa tháng tôi thay nước một lần, mỗi lần tôi chỉ thay 50% nước. Tôi sử dụng 1 chiếc xô nhỏ để trộn muối và để trong tủ lạnh cho đủ độ lạnh, đồng thời tôi làm sạch skimmer trong quá trình thay nước, bộ lọc cũng đc thay hàng tuần đều đặn.
- Tôi cho một vài con san hô anemones ăn theo một chế độ ăn uống khá phong phú, nhờ vậy mà chúng hoạt động lâu dài, có thể di chuyển trong bể mà k gây ra bất cứ sự tổn hại nào tới sinh vật khác.
- Khi các chất dinh dưỡng trong bể được kiểm soát, các thông số trong nước có được sự ổn định, tôi có thể đi vắng cả tháng mà không cần sự trợ giúp của thuốc làm sạch Mr. Clean.
Lịch sử bể
Khi còn nhỏ, tôi có 1 bể cá vàng, và cá betta và bắt đầu nuôi những giống cây thủy sinh đơn giản. Khi tôi học đại học, tôi bắt đầu hình thành bể cá nước mặn đầu tiên với thể tích khoảng 50 lít nước. Tôi có đủ tất cả các loài cho người mới chơi như san hô xenia, nấm xanh, cá bống, cá hề và cá da trơn. Khi tôi chuyển sang khu tập thể rộng hơn, niềm đam mê thật sự bắt đầu với tôi. Tôi có một chiếc bể khá lớn gồm nhiều loại sinh vật khác nhau, một chiếc bể chưa tôm càng xanh với một số loài san hô NPS. Tuy nhiên chúng tôi phải di chuyển nhà rất nhiều bởi điều kiện chưa cho phép chúng tôi mua được căn nhà riêng mình nên trong 3 năm chiếc bể của tôi đã phải di chuyển rất nhiều. Và thật kì diệu chiếc bể vẫn còn tồn tại cùng tôi đến bây giờ.
Xây dựng bể
Tháng 7/2014
Khi bắt đầu, tôi thiết lập một dải cát khá dày bởi tôi học hỏi từ những người đi trước rất nhiều về cát trong bể. Nhưng sau đó tôi quyết định chỉ trải một lớp cát mỏng ở dưới cũng chỉ vì mỗi lần di chuyển lớp cát lại làm xáo trộn mọi thứ trong bể, nên tôi hạn chế nhất có thể.
Tháng 11/ 2015
- Tiêu chuẩn chọn cá của tôi rất đơn giản : kích thước nhỏ xinh, ” cá tính ” và hợp túi tiền. Chúng có tua, vây đầy màu sắc sặc sỡ và ngụy trang giỏi. Mọi người gợi ý cá Kình Crevice là lựa chọn thích hợp. Chúng có khả năng thích nghi cao, màu sắc đẹp.
Tháng 7/2016
Còn đối với san hô mềm, tôi muốn tìm loài san hô không gây tổn thương cho cá và các loài sinh vật xung quanh, ngoài ra tôi thích những san hô màu sắc khác nhau. Loại san hô ưa thích của tôi là moonglow, chúng có xúc tua mềm mại và màu neon tuyệt đẹp. Hiện giờ trong bể tôi chỉ có vài con và tôi sẽ cố gắng sưu tập đủ màu của chúng. Các loài san hô đá quý cũng có nhiều màu sắc khác nhau và tôi có màu hồng, cam, xanh lá cây pha với màu hồng và màu xanh lá cây pha với da cam. Chúng rất nhỏ và hơi dễ bỏ qua ở lần đầu tiên trong số những chú san hô lớn hơn nhưng lại hấp dẫn và đẹp mắt.
Khó khăn gặp phải
- Thảm họa lớn nhất với tôi chính là mất điện. Khi tôi ở nhà thì mọi chuyện đều trong tầm kiểm soát, nhưng nếu có ngày tôi phải đi công tác, điện ở nhà không tải đủ hoặc nổ cầu chì, với san hô chúng có thể chịu được, còn những loài khác thì không. Hiện giờ bể của tôi không còn một chú cá nào sống sót sau lần mất điện gần nhất. Lúc đó tôi ra ngoài thị trấn có việc, khi về mọi thứ hiện ra thật kinh khủng. Điện mất và cac chú cá không còn sống sót. Có những chú cá tôi nuôi nấng từ nhỏ, điều đó làm tôi rất bực nhưng cũng rất thương.
- Một rủi ro khác nữa chính là sự bùng nổ của rêu tảo trong bể. Khi mới đầu bể của tôi có rất nhiều rêu và tảo đỏ, nâu. Tôi phải sử dụng vai chú nhím biển và thay nước liên tục để loại bỏ đc rêu tảo trong bể.
Kế hoạch tương lai
Trong đầu tôi mong muốn có 1 hệ thống máy làm mát dự phòng. Đồng thời tôi muốn thiết lập một pico không có góc cạnh cho những chú san hô bởi tôi cảm thấy rất phù hợp với chúng. Tương lai tôi muốn có một chiếc bể rộng hơn nhưng vẫn phải phù hợp với căn hộ của tôi.
Lời khuyên
Trên đây là những chia sẻ của tôi về quá trình xây dựng, những khó khăn và thành quả đạt được khi xây dựng chiếc bể này, mong rằng những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho những bạn muốn thực hiện niềm đam mê của mình. Các bạn hãy cố gắng kiên trì, bởi những thất bại chính là những bài học cần thiết dành cho bạn sau nay. Chúc các bạn thành công !